Doanh nghiệp bất động sản ồ ạt giải thể

·

Spread the love

Năm 2019 đã khép lại và được cho là một năm không mấy thuận lợi của ngành bất động sản. Đáng chú ý, bất động sản là lĩnh vực dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, giải thể.
Nhiều cọc tiền xu và mô hình những ngôi nhà tí hon đổ nghiêng ngả, nền ảnh màu xanh lá cây.
Những doanh nghiệp bất động sản giải thể chủ yếu có quy mô nhỏ,

Cụ thể, theo báo cáo của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019 là năm ghi nhận số lượng doanh nghiệp thành lập mới lên tới 138.000 doanh nghiệp, tăng 5,2% và là con số cao nhất so với những năm trước. Tuy nhiên, lượng doanh nghiệp thành lập mới chủ yếu tập trung ở các ngành như bán buôn bán lẻ, sửa chữa ôtô xe máy, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng… Bất động sản hoàn toàn đứng ngoài nhóm doanh nghiệp này. Thay vào đó, lĩnh vực này dẫn đầu trong nhóm kinh doanh có lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, giải thể.

Theo đó, trong năm 2019, lượng doanh nghiệp bất động sản đăng ký tạm dừng hoạt động là 598 doanh nghiệp, tăng đến 36,8% so với năm 2018. Lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể là 686 doanh nghiệp, tăng 39,4%.

Giới chuyên gia đánh giá, việc có nhiều doanh nghiệp địa ốc ngừng hoạt động hoặc giải thể đã được tiên liệu trước do khó khăn về tiếp cận nguồn vốn. Hiện Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn xuống 40%, theo lộ trình sẽ giảm tiếp xuống còn 37%, 34% và 30%. Động thái này sẽ có những tác động khá lớn với các doanh nghiệp bất động sản trong việc tìm kiếm các nguồn vốn mới.

Giải thích về tình trạng giải thể ồ ạt của doanh nghiệp địa ốc, ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, hiện phần lớn các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam có quy mô khá nhỏ, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng. Do đó chính sách siết tín dụng với lĩnh vực bất động sản chắc chắn sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vị chuyên gia này cũng lo ngại rằng, việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp địa ốc vẫn chưa hết khó khăn trong năm 2020.

Một nguyên nhân khác, theo ông Nguyễn Hồng Sơn, chuyên gia bất động sản của Savills Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp địa ốc giải thể nhiều hơn phần còn lại là do những năm vừa qua có nhiều trường hợp doanh nghiệp nhỏ, vay nợ nhiều, khi gặp biến động thị trường mạnh buộc phải phá sản.

Nguồn: https://batdongsan.com.vn/

You may also like...